Chúng ta phải làm gì khi khách hàng nói không có nhu cầu? Đây là một trong những tình huống bế tắc khi sales/tư vấn kinh doanh phổ biến nhất. Nếu chúng ta không có cách xử lý khôn khéo, doanh nghiệp sẽ mất đi những khách hàng tiềm năng mà khó khăn lắm doanh nghiệp/ nhân viên mới có cơ hội đối thoại được với họ. Trong bài viết này, DanaTech sẽ giúp quý độc giả giải quyết khúc mắc này!
Nguyên nhân khi khách hàng nói không có nhu cầu
Có rất nhiều lý do khi khách hàng nói không có nhu cầu với nhân viên tư vấn. Danatech sẽ đưa ra những nguyên nhân phổ biến nhất trong tình huống kể trên:
- Vì nhân viên tư vấn chỉ luôn tập trung cung cấp thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm và dịch vụ mà họ muốn bán mà không hề quan tâm đến khách hàng cần gì, họ đang gặp khó khăn gì,…
- Vì khách hàng chưa thực sự nhận ra nhu cầu tiềm ẩn của mình, họ chưa hiểu được mình muốn gì đối với sản phẩm, dịch vụ được giới thiệu
- Vì khách hàng không hiểu rõ sản phẩm, dịch vụ mà nhân viên giới thiệu, dẫn đến việc không biết rằng sản phẩm, dịch vụ đó có thỏa mãn họ hay không
- Vì tiếp thị không đúng khách hàng mục tiêu, khách hàng thực sự hoàn toàn không có nhu cầu về sản phẩm
Những lỗi thường gặp khi khách hàng nói không có nhu cầu
Bên cạnh các nguyên nhân kể trên, khi khách hàng nói không có nhu cầu, một phần cũng là do các lỗi thường gặp khi tư vấn xuất phát từ nhân viên tiếp xúc khách hàng. Những sai lầm thường gặp trong quá trình tư vấn thường kể đến như sau:
- Không đề cập đến giá trị mang lại cho khách hàng mà chỉ nói về phía công ty
- Đưa ra câu hỏi dạng Yes/No như “Anh có nhu cầu trải nghiệm sản phẩm không ạ?”, thường khách hàng sẽ chọn “No” dẫn đến việc tư vấn rơi vào ngõ cụt
- Đôi co, phân bua với khách hàng khi khách hàng không thể hiện thiện chí mua bán
- Không tinh tế, làm mất thời gian của khách hàng khi khách hàng đang bận hoặc chưa có tâm trạng để lắng nghe, trao đổi
Nên làm gì khi khách hàng nói không có nhu cầu?
Vậy các nhân viên tư vấn, bán hàng nên xử lý như thế nào cho thật khôn khéo khi khách hàng nói không có nhu cầu? Để giải quyết vấn đề này, Danatech tạm chia ra 2 trường hợp:
- Nếu khách hàng hiểu rõ nhu cầu bản thân: Tình huống đơn giản này, người tư vấn chỉ cần đi thẳng vào những lợi ích, công dụng của sản phẩm, dịch vụ có thể đáp ứng hay giải quyết những nhu cầu của khách hàng như thế nào, mức độ ra sao. Tránh đưa ra tràn lan các lợi ích mà hãy ưu tiên tư vấn cho khách hàng những lợi ích liên quan đến nhu cầu cấp bách của họ.
- Nếu khách hàng không hiểu rõ nhu cầu bản thân: Trong trường hợp này, chúng ta không thể bắt đầu như cách ứng phó với khách hàng hiểu rõ nhu cầu bản thân. Thay vào đó, hãy tạo mối quan hệ, hãy là người bạn sẵn sàng lắng nghe và thấu hiểu khách hàng trước, nhờ đó nhân viên tư vấn mới biết được kỳ vọng và hiện trạng của khách hàng. Từ đây, nhân viên tư vấn mới có thể chỉ ra vấn đề mà khách hàng gặp phải, giúp họ nhận ra nhu cầu của bản thân. Khi khách hàng đã hiểu rõ nhu cầu của mình rồi, người tư vấn chỉ cần làm như cách phía trên là được.
Trong các tình huống này, việc xây dựng và thực thi một kịch bản tư vấn khách hàng online là một điều cần thiết để có thể lắng nghe và giải quyết vấn đề của khách hàng ngay lập tức. Hãy để phần mềm chăm sóc khách hàng của Danatech hỗ trợ bạn thực hiện công việc này!Hy vọng bài viết này của DanaTech sẽ giúp các chủ doanh nghiệp, chủ cửa hàng và các nhân viên tư vấn có cách xử lý bài toán khi khách hàng nói không có nhu cầu, nhờ đó có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh, năng suất làm việc của doanh nghiệp và nhân viên.